Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đinh, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành, được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), trên đài có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn.Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ - hướng nam, hướng mà Dịch học qui định dành cho bậc vua Chúa Ngọ Môn gần hai phần chính: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng
Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch đến điện Thái Hòa và sân Đại triều nghi
Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi, được dùng cho các buổi Triều Nghi như: lễ Đăng Quang, sinh nhật Vua, đón tiếp Sứ Thần và các buổi Đại Triều tổ chức 2 lần vào ngày 1 và 15 Âm lịch hàng tháng, đây là trung tâm quyền lực của VN thời phong kiến.
Hưng Miếu (tức Hưng Tổ Miếu) thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long. Sinh thời ông không ở ngôi chúa nhưng sau vẫn được truy tôn miếu hiệu là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế. Miếu được dựng từ năm Gia Long 3 (1804) ở góc tây nam trong Hoàng thành. Lễ tế ở Hưng Miếu tổ chức mỗi năm 5 lần.
Thế Tổ miếu thường gọi là Thế Miếu toạ lạc tại góc Tây Nam bên trong hoàng thành Huế, là nơi Thờ các vị Vua triều Nguyễn,đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị Vua quá cố, nội giới trong triều (kể cả Hoàng Hậu).
Cung Diên Thọ nằm ở phía tây bắc trong Hoàng thành, được xây dựng từ năm 1803, dùng làm nơi ở và sinh hoạt hàng ngày của hoàng thái hậu (mẹ vua), có khi cả thái hoàng thái hậu triều Nguyễn.Tên cung có ý nghĩa mong muốn kéo dài tuổi thọ, kéo dài sự sống .
Hiền Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 hoàn thành năm 1822 trong khu vực Miếu thờ hoàng thành Huế, cao 17 mét là công trình cao nhất trong hoàng thành, là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích các vua triều Nguyễn và các đại thần có công lớn trong triều đại.
Cửu Đỉnh là 9 cái đỉnh bằng Đồng đặt ở trước Hiền lâm các đối diện Thế Miếu phía Tây Nam hoàng thành Huế, đúc ở Huế cuối năm 1835, hoàn thành 1837, dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng được lấy từ miếu hiệu và được xem là biểu tượng của vị vua đó.Cao Đỉnh : vua Gia Long, Nhân Đỉnh : vua Minh Mạng, Chương Đỉnh : vua Thiệu Trị, Anh Đỉnh : vua Tự Đức, Nghị Đỉnh : vua Kiến Phúc, Thuần Đỉnh : vua Đồng Khánh, Tuyên Đỉnh : vua Khải Định. Dũ Đỉnh và Huyền Đỉnh chưa tượng trưng cho ông vua nào.
Tả Vu và Hữu Vu, xây dựng đầu Thế Kỷ 19 và trùng tu năm 1899, Tả Vu dành cho các quan Văn, Hữu Vu cho quan Võ là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của Cơ Mật Viện, nơi tổ chức thi Đình và Yến tiệc.
Thái Bình Lâu nằm ở bên trong Tử Cấm Thành, được Vua Khải Định khởi công xây dựng năm 1919 hoàn thành năm 1921 là nơi để nhà Vua có thể nghỉ ngơi lúc rảnh rổi, đọc sách, viết văn, làm thơ và thư giãn.
Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (năm 1826) nằm bên trong Tử Cấm Thành là sân khấu chính làm làm nơi biễu diễn ca hát dành cho Vua, các bà hoàng, cung tần mỹ nữ và các quan của triều đình.
Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch đến điện Thái Hòa và sân Đại triều nghi
Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi, được dùng cho các buổi Triều Nghi như: lễ Đăng Quang, sinh nhật Vua, đón tiếp Sứ Thần và các buổi Đại Triều tổ chức 2 lần vào ngày 1 và 15 Âm lịch hàng tháng, đây là trung tâm quyền lực của VN thời phong kiến.
Hưng Miếu (tức Hưng Tổ Miếu) thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long. Sinh thời ông không ở ngôi chúa nhưng sau vẫn được truy tôn miếu hiệu là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế. Miếu được dựng từ năm Gia Long 3 (1804) ở góc tây nam trong Hoàng thành. Lễ tế ở Hưng Miếu tổ chức mỗi năm 5 lần.
Thế Tổ miếu thường gọi là Thế Miếu toạ lạc tại góc Tây Nam bên trong hoàng thành Huế, là nơi Thờ các vị Vua triều Nguyễn,đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị Vua quá cố, nội giới trong triều (kể cả Hoàng Hậu).
Cung Diên Thọ nằm ở phía tây bắc trong Hoàng thành, được xây dựng từ năm 1803, dùng làm nơi ở và sinh hoạt hàng ngày của hoàng thái hậu (mẹ vua), có khi cả thái hoàng thái hậu triều Nguyễn.Tên cung có ý nghĩa mong muốn kéo dài tuổi thọ, kéo dài sự sống .
Hiền Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 hoàn thành năm 1822 trong khu vực Miếu thờ hoàng thành Huế, cao 17 mét là công trình cao nhất trong hoàng thành, là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích các vua triều Nguyễn và các đại thần có công lớn trong triều đại.
Cửu Đỉnh là 9 cái đỉnh bằng Đồng đặt ở trước Hiền lâm các đối diện Thế Miếu phía Tây Nam hoàng thành Huế, đúc ở Huế cuối năm 1835, hoàn thành 1837, dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng được lấy từ miếu hiệu và được xem là biểu tượng của vị vua đó.Cao Đỉnh : vua Gia Long, Nhân Đỉnh : vua Minh Mạng, Chương Đỉnh : vua Thiệu Trị, Anh Đỉnh : vua Tự Đức, Nghị Đỉnh : vua Kiến Phúc, Thuần Đỉnh : vua Đồng Khánh, Tuyên Đỉnh : vua Khải Định. Dũ Đỉnh và Huyền Đỉnh chưa tượng trưng cho ông vua nào.
Tả Vu và Hữu Vu, xây dựng đầu Thế Kỷ 19 và trùng tu năm 1899, Tả Vu dành cho các quan Văn, Hữu Vu cho quan Võ là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của Cơ Mật Viện, nơi tổ chức thi Đình và Yến tiệc.
Thái Bình Lâu nằm ở bên trong Tử Cấm Thành, được Vua Khải Định khởi công xây dựng năm 1919 hoàn thành năm 1921 là nơi để nhà Vua có thể nghỉ ngơi lúc rảnh rổi, đọc sách, viết văn, làm thơ và thư giãn.
Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (năm 1826) nằm bên trong Tử Cấm Thành là sân khấu chính làm làm nơi biễu diễn ca hát dành cho Vua, các bà hoàng, cung tần mỹ nữ và các quan của triều đình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét